- Thương hiệuBạch Liên
- Xuất xứViệt Nam
- Trọng lượng250gr
- Hạn sử dụng24 Tháng
Nguồn gốc trà Shan Tuyết
Trà Shan Tuyết là tên gọi để chỉ loại trà mọc trên núi cao. “Shan” là giống trà, cũng có nghĩa là “sơn” / núi theo cách giải thích của người bản địa. “Tuyết” là để chỉ những búp trà có lớp lông tơ trắng muốt bao phủ bên ngoài.
Trà Shan Tuyết là loại trà ngon bậc nhất phải kể đến các: Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng (Yên Bái), trà Shan Tuyết cổ thụ Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), Shan Tuyết cổ thụ Tà Xùa (Sơn La). Đây là những tỉnh có độ cao trung bình trên 1.000m, quanh năm có mây mù bao phủ, sự chênh lệnh nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Chính sự thú vị của khí hậu nơi đây đã góp phần tạo nên một loại trà có hương vị thanh mát và hậu vị ngọt ngào.
“Hiện tượng” trà Shan trong giới sành trà
Trước đây, ở Việt Nam chỉ thịnh hành các loại trà xanh truyền thống như Trà Thái Nguyên, Trà Sen, Trà Lài , Trà Ô Long… Còn trà cổ thụ vẫn còn là loại trà rất lạ lẫm. Những người mê trà còn thường hay tìm mua các loại trà nhập từ Trung Quốc về để thưởng thức. Họ thích cái hương thơm thanh thanh và vị trà nhẹ nhàng. Cái mà các loại trà xanh Việt Nam hồi ấy gần như không có được.
Trong vài năm trở lại đây, trà Shan Tuyết nổi lên như một hiện tượng được những người sành trà tìm kiếm bởi chất lượng và sự tinh tế trong hương vị. Trà Shan Tuyết của Trà Việt được thu hái ở vùng trà, nơi có độ cao khoảng 2400m. Với độ cao này, luôn có sương phủ quanh năm với những rừng trà cổ thụ rộng lớn. Nơi đây cho ra đời loại trà Shan Tuyết có chất lượng và hương vị vượt trội.
Đặc trưng của Shan Tuyết Cổ Thụ
Điểm đặc trưng dễ nhận thấy nhất của trà Shan Tuyết chính là màu trắng như tuyết của sợi trà. Nhìn kỹ sẽ thấy màu trắng ấy được tạo ra bởi những sợi lông tơ nhỏ li ti bám dầy quanh búp trà. Bản thân búp trà tươi khi còn ở trên cây đã được bao phủ bởi lớp lông trắng bạc này.
Đó là cơ chế tự bảo vệ của búp trà để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Cây trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi phải tự mình cắm sâu rễ vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây phải chống chọi với cái lạnh, với mây mù bao phủ quanh năm. Búp trà đã đẹp thế nhưng để giữ nguyên được những sợi lông tơ trắng tinh này sau quá trình chế biến lại là cả một thách thức mà không phải người làm trà nào cũng làm được.
Trà Shan Tuyết là loại trà đặc biệt với những sợi trà phủ lông tơ trắng như tuyết. Búp trà thay vì hái ”một tôm – hai lá ” như các loại trà bình thường, thì ở đây, trà Shan Tuyết chỉ lấy một búp non duy nhất trên chồi cây. Đó là những búp trà ngậm sương, trên bề mặt phủ một lớp óng ánh bạc như tuyết.
Trà Shan Tuyết cổ thụ Suối Giàng Yên Bái
Vùng chè Shan Tuyết Suối Giàng diện tích khoảng 393ha, trong đó diện tích cây tự nhiên là 293ha. Cây chè mọc chủ yếu ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… với hơn 4 vạn cây có tuổi đời từ trên 100 đến 300 năm. Chè Shan Tuyết cổ thụ có thân to vài người ôm, màu trắng mốc, tán cây rộng khoảng 20m², lá màu xanh đậm.
Chè Shan Tuyết Suối Giàng được xếp “đầu bảng” các loại chè. Mọi người vẫn bảo đây là loại chè “năm cực”. “Cực khổ” – khi trồng và thu hái; “cực sạch” – vì điều kiện khí hậu và môi trường sinh trưởng; “cực hiếm” – vì sản lượng ít (đến nay sản lượng chè khô cũng chỉ được 200 tấn chè búp); “cực ngon” – với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh. Và vì cả bốn “cực” trên nên đương nhiên, có thêm “cực đắt”.
Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp đã chín mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng. Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương. Uống xong ngụm trà, dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.
Pha chè Shan sao cho đúng vị?
Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp khô vừa đủ pha 1 ấm chè. Ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị.
Đầu tiên quan trọng nhất phải tráng trà để cánh trà ngấm và loại bỏ các bụi bẩn. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ khoảng 1 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-100ºC, nguồn nước pha trà phải dùng giếng khơi hoặc nước mưa. Ở Suối Giàng dùng nước trên núi chảy về nên đậm đà hương vị và màu sắc tươi hơn. Rót trà đều ra chén rồi lại rót tiếp lượt hai, tránh chén trà đậm nhạt.
admin_bachlien –
Trà Shan Tuyết Cổ Thụ – Suối Giàng (Yên Bái)