Trà Thiết Quan Âm là một trong “Thập đại danh trà” của Trung Quốc. Trà được đánh giá cao vì sự tinh tế, thanh tao, với hương trà thơm nhẹ nhàng của hoa lan, màu nước trà vàng sáng ánh kim và vị trà thanh nhẹ. Cùng Bách Liên tìm hiểu về loại trà rất nổi tiếng này nhé.
Thiết Quan Âm là một loại trà thuộc dòng ô long đặc biệt và quý hiếm. Nó kết hợp giữa trà xanh và trà đen, có nguồn gốc từ quê hương trà Phúc Kiến – Trung Quốc. Thiết Quan Âm có hình dạng như đầu chuồn chuồn và màu xanh lục bên ngoài. Nước trà pha ra có màu vàng hổ phách và mang một vị ngọt hậu kéo dài ở đầu lưỡi. Một đặc điểm đáng chú ý của trà này là hương lan nhẹ nhàng và dễ dàng lan tỏa.
Theo truyền thuyết, có một người trồng trà sùng Phật tên là Ngụy Ẩm đã dâng lên Phật Bà ba chén trà mỗi ngày trong 10 năm. Một đêm, ông mơ thấy Quan Thế Âm dẫn lên một ngọn núi, chỉ cho ông cây trà đặc biệt. Ngày hôm sau ông lên núi và thật sự đã tìm thấy cây trà đó và mang về trồng. Cây trà này phát triển tốt và tạo ra một loại trà ngon nổi tiếng. Ban đầu, nó được gọi là trà Nguỵ Ẩm theo tên của người trồng, nhưng sau đó được đổi thành Thiết Quan Âm để tỏ lòng tôn kính Phật Bà.
Phân loại Trà Thiết Quan Âm
Phân loại trà Thiết Quan Âm theo hương – vị
Đây là cách phân loại phổ biến nhất, dựa vào quá trình chế biến Trà Thiết Quan Âm hiện tại được chia thành 3 dòng dựa theo hương vị như sau: Thanh Hương, Nùng Hương và Trần Hương. Mỗi loại có những đặc tính khác nhau.
- Thiết Quan Âm Thanh Hương: Chú trọng vào mùi hương của trà, lá trà được gia nhiệt ở mức độ thấp, với màu xanh ngọc bích của nước trà sau khi pha. Mùi hương là điều đặc biệt nhất, tùy theo cấp độ mà mùi hương có thể giữ được trong 2-3 nước 5-7 nước hay 8-10 nước…
- Thiết Quan Âm Nùng Hương: Đây là loại Thiết Quan Âm được gia nhiệt ở mức độ cao hơn so với Thanh Hương. Nùng hương hay vẫn còn gọi là Lô Châu. Dòng Thiết Quan Âm này cho màu nước sắc xanh, ánh vàng. Vị trà có đắng hơn so với Thanh Hương.
- Thiết Quan Âm Trần Hương: Đây là phiên bản sao hoàn toàn của Thiết Quan Âm, nó là phong cách cổ điển, mùi hương nồng và ấm áp hơn và đặc trưng của viên trà có màu nâu sẫm.
Phân loại trà Thiết Quan Âm theo thời gian thu hoạch
- Thiết Quan Âm cuối Xuân bắt đầu mùa Hè cho chất lượng tổng thể tốt nhất.
- Thiết Quan Âm mùa Thu có mùi hương mạnh nhưng vị không sâu lắng
- Thiết Quan Âm mùa Hè có chất lượng thấp hơn.
- Thiết Quan Âm mùa Đông cho chất lượng thấp nhất.
Công dụng của Trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà khoa học và y học đã chứng minh. Trong trà Thiết Quan Âm có hơn 30 loại khoáng chất, trong đó có Kali, Flo, đặc biệt hàm lượng nguyên tố Selen cao nhất. Những khoáng chất này có thể thúc đẩy việc sản sinh kháng thể và miễn dịch. Tăng cường khả năng ngừa bệnh của cơ thể, có tác dụng trị bệnh mạch vành. Ngoài ra, mùi thơm của loại trà này rất có ích cho việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe khiến cho tâm trạng vui tươi sảng khoái.
Dưới đây là 6 tác dụng chính của Trà Thiết Quan Âm với sức khoẻ:
Cách pha Trà Thiết Quan Âm ngon chuẩn vị
- Bước 1: Tráng trà cụ bằng nước sôi
- Bước 2: Cho 5gr Trà Thiết Quan Âm vào ấm
- Bước 3: Tráng trà bên trong với nước sôi 95 – 98 độ C rồi nhanh chóng đổ nước đi (tránh ngâm lâu lãng phí quá nhiều chất trà). Nước nhất định phải đạt độ nóng thích hợp mới đảm bảo hương trà dậy mùi, đậm vị.
- Bước 4: Cho 250ml nước nhiệt độ từ 95-100°C vào ấm và hãm trong vòng 40 – 50 giây.
- Bước 5: Chiết trà ra tống rồi ra tách để thưởng thức
Những lưu ý khi pha Trà Thiết Quan Âm
- Thiết Quan Âm có thể pha được nhiều lần nước
- Dùng ấm đất hoặc ấm tử sa để thưởng thức danh trà đặc biệt này, ấm trà sẽ giúp bạn cảm nhận mùi hương thơm ngon hơn
- Tuỳ vào gu uống đậm nhạt, có thể tăng giảm thời gian hãm trà để có vị trà như ý. Trà được hãm lâu có vị đậm trà, đắng chát, và ngược lại
- Khuyến khích dùng nước tinh khiết để đảm bảo độ tinh khiết của trà
- Bảo quản nó ở ngăn đông tủ lạnh khi nó còn túi hút chân không. Sau mỗi lần dùng, hãy đậy kín hoặc buộc chặt miệng túi để tránh ánh sáng và không khí tràn vào.
Không nên sử dụng Trà Thiết Quan Âm khi nào?
- Không nên uống chè buổi sáng khi nhịn ăn: Với các thành phần tự nhiên nguyên bản có sẵn trong chè xanh sẽ ức chế sự bài tiết bình thường của dạ dày không có lợi cho tiêu hóa, đồng thời có thể gây ra cảm giác khó chịu như đánh trống ngực, nôn nao… mà những người hay uống chè tươi gọi là “say chè”. Trường hợp này cần bổ sung một số đồ ăn nhẹ hoặc vài viên kẹo.
- Người thiếu máu và thiếu sắt: Thiết Quan Âm có chứa một lượng lớn tannin, axit tannic sẽ không hòa tan sắt khi vào cơ thể. Bởi vậy cơ thể sẽ không có đầy đủ sắt và dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ thiếu máu và thiếu sắt không nên uống chè này.
- Không nên uống trà sau khi uống rượu: Nhiều người nghĩ rằng uống trà sau khi uống rượu sẽ làm tỉnh táo, nhưng thực ra đó là quan điểm sai lầm. Vì trà kích thích các trung tâm thần kinh, say rượu uống trà sẽ làm tim đập nhanh hơn.
Với những thông tin trên. Chắc hẳn đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu trà và muốn trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống tuyệt vời của Trung Hoa. Bách Liên tự hào khi đang góp phần lan tỏa văn hóa trà đạo Á Đông tới gần hơn với đời thường. Một cách khiêm nhường nhưng không kém phần tinh tế. Chỉ mong trong một khoảnh khắc trên bàn trà, người trà nhân có thể thấy an lòng và tĩnh tại.
Bách Liên tổng hợp