- Thương hiệuBách Liên
- Xuất xứTrung Quốc
- Trọng lượng250gr
- Hạn sử dụng18 Tháng
Chính Sơn Tiểu Chủng được coi là “ông tổ” của Hồng trà truyền thống. Đây là dòng trà nổi tiếng và đang được tiêu thụ phổ biến trên khắp thế giới. Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng tới từ Đồng Mộc Quan núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đây là quê hương của huyền thoại Nham trà hay những loại trà tốt nhất trên thế giới.
Truyền thuyết kể rằng có những quân lính đi qua thung lũng núi Vũ Di đã dừng lại nghỉ ngơi tại nhà một nông dân trồng chè và ngủ qua đêm trên lá chè phơi khô bên ngoài. Người nông dân trồng chè, không muốn gây rắc rối, đã trốn trong nhà. Do đó không thể chăm sóc chè của mình. Khi những người lính rời đi vào sáng hôm sau, trà đã bị oxy hóa hoàn toàn. Toàn bộ chuyển sang màu đen và coi như đã hỏng. Cố gắng để trà không bị bỏ đi lãng phí, người nông dân đem bỏ trà lên chảo nóng và hun lên.
Có rất nhiều gỗ thông trong làng của họ nên thông được sử dụng trong quá trình chế tác. Không ai biết rằng hương khói gỗ thông lại tình cờ tạo nên một hương vị đặc trưng cho Chính Sơn Tiểu Chủng. Hòa quyện với chất lượng vốn có của lá trà, hương vị trái cây, hương rừng rõ nét và đậm đà. Nước trà màu hổ phách vô cùng ấn tượng, có thể so sánh hương và vị Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng như một ngọn lửa rực rỡ và ấm áp trong khu rừng thẳm tinh khôi. Được sản xuất với số lượng hạn chế vào mỗi mùa xuân, Hồng trà Chính sơn tiểu chủng là một loại trà đặc trưng quý hiếm.
Trà Chính Sơn Tiểu Chủng được làm thủ công bởi những bậc thầy trà giàu kinh nghiệm, chỉ dựa vào các phương pháp truyền thống. Để làm loại trà này cần ít nhất 20 bước riêng biệt. Các công đoạn thủ công truyền thống phức tạp, bao gồm làm mát, làm héo, cán, lên men và sấy khô…
Cần khoảng 5kg lá tươi để tạo ra 1kg “mao trà” (trà đã diệt men), và sau đó cứ 1kg mao trà sau khi sấy khô sẽ khoảng 70g trà thành phẩm.
Tất cả những quy trình này phải được thực hiện trong “Thanh Lâu”, một tòa nhà truyền thống ba hoặc bốn tầng. Nói chung, tầng đầu tiên có một lò lớn đốt bằng gỗ thông, cho phép lá trà hấp thụ hương khói của gỗ thông đang cháy.
Kết quả là, trà có mùi khói và đó hương vị đặc trưng của nó, hương mạnh trong những lần pha đầu tiên và nhạt dần qua các lần ngâm tiếp theo, nhưng không bao giờ biến mất hoàn toàn. Một công đoạn chế biến khác là “cắt ngắn lá trà” ra làm đôi, nhằm mục đích làm bão hòa trà với hương khói này để trà có mùi thơm và vị đậm đà hơn.
Bạch Liên –
Chính Sơn Tiểu Chủng