29/40 Tô Vĩnh Diện, Hà Nội

Khám phá về trà ô long – Lựa chọn số 1 của người sành trà

Trà ô long (trà oolong) là một loại trà có nguồn gốc từ Trung Quốc và nổi tiếng nhất tại Đài Loan. Loại trà này nhanh chóng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, trà ô long là một thức trà hết sức phổ biến, tương tự như trà xanh, trà đen. Trong bài viết này, hãy cùng Bách Liên khám phá về loại trà này, nguồn gốc, phân loại, quy trình sản xuất đến công dụng và hướng dẫn cách pha ngon chuẩn vị.

Trà ô long là gì? Nguồn gốc và của trà ô long

Trà ô long có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sau đó được du nhập sang Đài Loan. Chính tại đây, danh tiếng của loại trà này còn được nhân lên gấp bội, bởi địa lý và khí hậu Đài Loan vô cùng thích hợp để cây trà phát triển và người dân tại đây dần hình thành được những phương thức sản xuất trà đặc biệt, tạo nên nhiều loại trà ô long đặc sắc.

Hiện nay trà ô long được trồng ở nhiều nơi, trong đó có vùng Lạng Sơn, Lâm Đồng của Việt Nam. Các giống trà được sản xuất phổ biến đó là Cao Sơn Đài Loan, Tứ Quý, Kim Tuyên, Thúy Ngọc…

Ô long có nghĩa là rồng đen, thể hiện hình dáng của trà sau khi đã chế biến: lá trà xoăn dài hoặc cuộn lại thành viên tròn màu xanh đen, vẫn còn một phần lá chìa ra như hình dáng rồng. Xét về phương pháp chế biến, ô long thường được gọi là trà bán lên men. Đây chính là sự khác biệt của loại trà này với trà xanh (trà diệt men) hay trà đen (trà lên men toàn phần).

Quá trình lên men tạo nên thành phẩm trà với màu sắc và hương vị khác nhau. Mức độ lên men của trà xanh là 0%, của trà đen là từ 90% đến 100%, trong khi đó trà ô long dao động từ 8% đến 85%, tức là chỉ lên men một phần (bán lên men). Nhờ vậy, trà ô long có vừa có vị thanh nhẹ, vừa dậy hương ấn tượng. Lên men các nhiều thì vị trà lại càng đậm đà, nước trà cũng đậm màu hơn.

Công Dụng Trà Ô Long

Quy trình sản xuất trà ô long

Thu hái lá trà: người trồng trà lựa chọn các búp đủ tiêu chuẩn, thu hái và để ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt. Trà thường được vận chuyển đến cơ sở sản xuất, nhà máy trong khoảng 2 tiếng sau khi được thu hoạch.

Làm héo: trà được làm héo dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong phòng đặc biệt với mục đích làm thoát bớt hơi nước và làm dậy hương trà.

Lên men: trà làm dập bằng một số cách như quay, rung, lắc (tùy vào cách thức sản xuất của từng cơ sở, địa bàn). Các tế bào trong lá trà được tiếp xúc nhiều hơn với không khí sẽ bắt đầu quá trình oxy hóa, thay đổi về màu sắc và vị trà. Người ta có thể điều chỉnh để đạt mức độ lên men như ý muốn.

Xào trà: công đoạn này còn gọi là sao trà, để giảm độ ẩm của trà, phá vỡ hoạt tính enzim, cân bằng mức độ oxy hóa.

Vò chuông: trà được cho vào máy và vò liên tục để làm mềm, giúp các tinh chất ngấm vào trà, tạo hương vị ấn tượng.

Tạo hình: trà được nhào, vo thủ công hoặc bằng máy để tạo ra một trong hai hình dạng là dạng lá dài hơi xoăn hoặc dạng viên tròn nhỏ có đuôi.

Sấy khô: sấy khô giúp định hình lá trà, thoát nốt hơi ẩm còn sót lại, lưu giữ hương thơm và vị trà. Sau bước sấy lần đầu trà có thể được rang thêm một lần nữa, tạo hương vị nồng nàn hơn.

Các loại Ô Long phổ biến

Nhiều người hay nhầm lẫn Ô Long là tên một loại trà. Thật ra nó là một nhóm trà (cũng giống như nhóm trà xanh, nhóm trà đen…) gồm bất cứ loại trà nào oxy hoá một phần từ  8% đến 80%. Độ oxy hóa được phản ánh qua màu sắc của nước trà, từ vàng hổ phách tới nâu đỏ. Dưới đây là một vài đặc trưng của dòng trà này:

  • Ô Long Cao Sơn  là loại trà Ô Long phổ biến nhất tại Đài Loan và nổi tiếng toàn thế giới. Hầu hết trà Ô Long ở Việt Nam là loại trà này.
  • Thiết Quan Âm hoặc Đại Hồng Bào, Đông Phương Mỹ Nhân… cũng được xếp vào loại trà Ô long.
  • Trà Ô Long Nhân Sâm là loại trà Ô Long được tăng dược tính và hương vị bằng cách trộn với hỗn hợp các vị thảo mộc khác như nhân sâm, cam thảo, hoa mộc…

Công dụng của Trà Ô Long đối với sức khỏe

Trà Ô Long không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Giảm cân: Trà Ô Long giúp đốt chất béo và tăng cường trao đổi chất, giúp giảm cân hiệu quả.
(*Lưu ý: Công dụng giảm cân là của các loại trà nói chung không chỉ riêng trà Ô Long.)

Tăng cường sức kháng: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trà Ô Long chứa các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Hỗ trợ tiêu hóa: Ô Long trà có khả năng giảm triệu chứng tiêu chảy và cải thiện sức kháng của đường tiêu hóa.

Tạo cảm giác thư giãn: Các hoạt chất tự nhiên trong trà giúp thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng.

Ô Long là một loại trà độc đáo, không chỉ hương vị tuyệt vời mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ các loại truyền thống đến những phiên bản hiện đại như Ô Long sữa và Ô Long nhân sâm. Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để thưởng thức và cải thiện sức khỏe của mình. Hãy trải nghiệm và tận hưởng hương vị độc đáo của Ô Long trà ngay hôm nay.

Cách pha trà ô long ngon

Bước 1: Chuẩn bị nước và dụng cụ

Chuẩn bị nước sạch tinh khiết để pha trà. Nhiệt độ lý tưởng để pha trà ô long là 90 – 96 độ C. Sau khi đun sôi bạn để nguội bớt trong khoảng 5-7 phút rồi mới pha trà. Tráng ấm và chén trà bằng nước nóng để khi pha ấm được nóng đều, giúp trà dậy vị.

Bước 2: Đánh thức hương trà

Cho 5g trà vào ấm, 1g trà tương ứng với khoảng 50ml nước, dựa vào đó bạn có thể điều chỉnh lượng trà – nước cho vừa ý. Đổ một chút nước xâm xấp mặt trà, xoay ấm vài lần sau đó đổ nước đi.

Bước 3: Ủ trà ô long

Cho khoảng 250ml nước nóng vào ấm, đậy nắp ấm và chờ trong khoảng 60 giây để trà ngấm.

Bước 4: Thưởng thức trà

Trà ô long khi ngâm nước nóng sẽ nở tung cánh trà, nước trà thơm nhẹ, màu nước trong. Lúc này bạn rót trà ra chén để thưởng thức. Nếu rót nhiều chén, hãy lưu ý rót mỗi chén một chút, quay vòng đến khi đầy chén, để ai cũng có thể thưởng thức từng lớp hương vị của trà.

Khi uống hết bạn có thể thêm nước nóng vào ấm 3 – 5 lần nữa, tùy theo khẩu vị thích uống trà đậm hay nhẹ. Lần hãm sau nên để thời gian ủ trà lâu hơn lần trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đăng ký w88, w88, nhà cái uy tín, w88 chuẩn nhất, đăng ký 8xbet, fb88