29/40 Tô Vĩnh Diện, Hà Nội

Trà mạn – Thức trà mộc mạc, dân dã gắn liền với văn hóa của người Việt

Nếu chưa phải là tín đồ sành trà, hẳn bạn sẽ khá bối rối với khái niệm trà mạn. Đây là thuật ngữ dễ nhầm lẫn và có nhiều thông tin chưa xác thực. Trong bài viết này, Bách Liên sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn trà mạn là gì, cũng như hương vị đặc trưng và cách pha để có chén trà ngon đúng vị.

Trà mạn là gì? Hiểu rõ về thuật ngữ trà mạn

Thuật ngữ trà mạn xuất phát từ văn hóa thưởng trà lâu đời của người Việt. Cụ thể, trà Việt thường được chia thành 3 nhóm chính: trà mạn, trà hương và trà tươi. Trong đó:

Trà hương là loại trà đặc trưng của Việt Nam, thưởng thức chén trà thấm đượm hương hoa mang lại cho người uống cảm giác thư thái, dễ chịu vô cùng. Nó vừa thể hiện sự sang trọng, lịch lãm, vừa thể hiện sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Trong trà Việt, sáu loại hoa bắt hương nhất thường được dùng để ướp trà là: nhài, cúc, ngâu, sói, mộc và sen. Thưởng thức một chén trà Việt với màu nước trà vàng – sáng – trong – xanh, hương trà và hương hoa hòa quyện vào nhau tạo nên bao ý nghĩa sâu xa.

Trà mạn là thứ trà không ướp hương nhưng chú trọng đến sự tinh tế trong cách thưởng thức trà. Trà mạn có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, nước pha trà, ấm uống trà, cách pha trà và cách thưởng trà. Trà mạn có hai loại chính là: trà Tàu và trà thiền.

Trà hương và trà mạn đều là những loại trà phổ biến, độc đáo của người Việt nhưng cổ xưa nhất thì phải kể tới trà tươi. Lá chè tươi được vò nhẹ, cho vào nồi nấu, sau đó thưởng thức bằng bát sành lớn.

Hương vị đặc trưng và văn hóa thưởng thức trà mạn của người Việt

Từ lâu, trà đã đi vào tâm hồn người Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng, văn hóa trà Việt không chỉ thể hiện một thứ thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày mà còn trở thành một phong tục tập quán, một thú vui thanh cao của người Việt.

Khách đến nhà, gia chủ phải đích thân pha trà mời khách như một cách tiếp đón nồng hậu. Bởi mời trà là một cách biểu hiện tình hiếu khách của hầu hết các gia đình Việt Nam. Người Việt dù ở tầng lớp nào, là người miền xuôi hay miền ngược, từ thành thị đến nông thôn cũng đều coi trọng nét văn hóa trà Việt.

Người Việt thưởng thức trà theo từng ngụm nhỏ để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ để làm nóng bàn tay trong mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người mời trà, để dốc bầu tâm sự. Chính những cách thể hiện này tạo nên nét văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ giữa người với người. Uống trà đôi khi còn là sự độc thoại với nội tâm, là sự xét đoán tâm lý người đối thoại, là tìm đến sự tỉnh táo, tĩnh tâm, xua tan mọi phiền muộn trong cuộc sống.

Do không tẩm ướp, ủ hương hoa, trà mạn chinh phục người thưởng thức bởi chính hương thơm tự nhiên, mộc mạc. Hương vị đơn thuần, bình dị được ví như tinh túy đất trời cô đọng trong từng lá trà khô. Đây có lẽ là lý do cho nhận định: “Người uống trà mạn chưa hẳn là người sành trà nhưng người sành trà thì chắc chắn đã uống trà mạn”.

Trà mạn còn gắn với văn hóa uống trà có từ xa xưa của người Việt. Loại trà phổ biến mà mọi nhà đều có thời bấy giờ là thức trà xanh với cánh đen xám, hình móc câu. Nước trà sau khi pha có màu xanh vàng sóng sánh kèm theo vị chát dịu êm cùng hậu vị thanh ngọt khó quên. Loại trà này thường được dùng hàng ngày vào những lúc thanh nhàn, khi có khách đến chơi và những dịp thờ cúng, lễ Tết,…

Ngày nay, thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm trà mạn đến từ các đồi chè trù phú trên khắp 3 miền với đủ sắc hương, mùi vị. Điều này giúp mang lại cho người dùng đa dạng sự lựa chọn trong hành trình tìm hiểu, gắn bó với thức trà thanh tao.

Cách pha trà mạn thơm ngon, dậy vị

Văn hóa uống trà của người Việt không đề cao sự cầu kỳ, cốt sao giữ được tinh thần thư thả, để tâm thảnh thơi thưởng trà. Tuy nhiên, để pha được ấm trà thơm ngon tròn vị, bạn cần lưu ý chọn loại trà chất lượng, hợp gu thưởng thức và chuẩn bị bộ ấm chén có chất liệu, kiểu dáng hợp với vị trà. 

Thao tác pha trà cũng cần được chú trọng với quy trình cơ bản như sau: 

  • Cho một ít trà mạn vào ấm, thêm nước nóng vừa ngập mặt trà. Sau đó chắt bỏ nước này đi để làm sạch và đánh thức trà.
  • Thêm nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp lại để hãm trà trong khoảng 20 – 40 giây (tùy từng loại trà)
  • Sau cùng, rót trà ra chén bằng cách xoay vòng để vị trà ở các chén như nhau. 
  • Ấm trà có thể thêm 2 đến 3 lượt nước và tăng thêm thời gian hãm để những tinh chất của trà được chiết xuất trọn vẹn.

Với hương vị mộc mạc, tự nhiên, trà mạn gợi nhớ về văn hóa thưởng trà Việt từ xa xưa. Đó là hình ảnh của ấm trà được pha vào buổi tinh mơ, sau mỗi bữa ăn hay khi có khách đến thăm nhà như thói quen dân dã gắn bó tự bao đời. Ngày nay, bạn dễ dàng tìm thấy nhiều sản phẩm trà qua nhiều tên gọi với đủ hương sắc, mùi vị. 

Đồng hành cùng tình yêu trà, Bách Liên là địa chỉ uy tín để bạn chọn mua các sản phẩm trà chất lượng đến từ những vùng trà nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm trà thưởng thức thượng hạng, trà nguyên liệu pha chế và các loại trà cụ độc đáo. Các sản phẩm trà từ Bách Liên đều đạt chuẩn chất lượng với hương vị nguyên bản đặc trưng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận trọn vẹn khi thưởng thức!

Bách Liên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *