Tiêu Chuẩn Vietgap Của Trà luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Bạn đã hiểu hết thế nào là tiêu chuẩn Vietgap chưa? Trà phải đủ những tiêu chí như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn này? Trong bài viết này, Bách Liên sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về quy trình sản xuất trà theo tiểu chuẩn Vietgap
Tiêu chuẩn Vietgap là gì?
Vietgap được viết tắt thay cho cụm từ Vietnamese Good Agricultural practices. Nó có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt nam do bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2008. Vietgap bao gồm các bộ quy phạm, tiêu chuẩn quy định trong quá trình sản xuất, thu hoạch, phân phối đến tay người tiêu dùng.
Các sản phẩm phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn phải đảm bảo an toàn sức lao động cho công nhân sản xuất. Trong bộ tiêu chuẩn Vietgap quy định cụ thể như sau:
- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
- Nguồn giống sản phẩm
- Quản lý đất và giá thể
- Phân bón và chất phụ gia
- Nguồn nước
- Hóa chất kể cả thuốc bảo vệ thực vật
- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
- Quản lý và xử lý chất thải
- An toàn lao động
- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, mã quét truy vết nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất
- Kiểm tra nội bộ
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Quy trình sản xuất trà theo tiêu chuẩn Vietgap
Dựa trên những nguyên tắc, quy chuẩn đề ra, các giai đoạn để có được sản phẩm chè đạt quy chuẩn Vietgap bao gồm:
Tiêu chuẩn về đất trồng
- Chè là cây nông nghiệp ưa đất đỏ ở những vùng đồi núi
- Địa hình cao, khả năng thoát nước nhanh, tránh để ugs nước
- Đất sạch, không nhiễm các kim loại nặng và hóa chất độc hại
Tiêu chuẩn về nguồn nước
- Nước tưới phải đảm bảo sạch, an toàn
- Không lấy nước ở gần khu vực nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện hay khu xử lý rác thải dân cư
- Nên sử dụng nước từ các ao hồ sông sạch hay nước máy sạch
- Nước để bón phân cũng phải là nước sạch
Tiểu chuẩn về nguồn giống
- Lựa chọn giống chè tại các trại giống uy tín chất lượng
- Tùy theo từng loại chất đất mà trồng giống chè phù hợp với thời tiết địa lý khu vực đó
- Cây con khỏe mạnh, ra lá đều và phát triển tốt
- Khi tiến hành lấy mẫu ghép hay hạt chè mầm cần xử lý qua hóa chất để tiêu diệt các loại nấm, sâu bệnh
Tiêu chuẩn về phân bón
- Nên lựa chọn các loại phân bón hữu cơ, an toàn
- Không sử dụng phân sống hay phân từ động vật có nhiễm bệnh để bón cho cây chè
- Hạn chế tối đa sử dụng lượng phân bón hóa học theo mức độ cho phép
- Không dùng chất kích thích nảy chồi khi chè ra búp
Tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu
- Sử dụng các biện pháp diệt trừ sâu bệnh theo dân gian
- Dọn cỏ, khử khuẩn gốc cây tránh bị sâu đục thân
- Thuốc bảo vệ thực vật được quy định theo lượng cho phép
- Quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện mầm bệnh sớm nhất
- Dừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hạch tối thiểu 30 ngày
Tiêu chuẩn về chăm sóc và thu hoạch
- Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng mà người trồng sẽ cắt cành, tỉa để được những búp chè tốt nhất
- Trong thời gian thu hoạch búp chè, lựa chọn những búp đủ lá, không quá non hoặc quá già
- Lựa chọn những búp chè chất lượng nhất để hái
- Nên thu hoạch vào chiều tối hoặc sáng sớm. Lá chè bị dính nước sẽ dễ dập nát và thối
- Không chèn chè quá đầy vào bao tải tránh dập lá chè. Làm giảm hương vị.
Tiêu chuẩn về quá trình sơ chế và sấy khô chè
- Sơ chế ngay sau khi thu hái. Chè vẫn giữ được nhựa khiến chè thơm ngon hơn
- Búp chè được rửa sạch để loại bỏ tạp chất sau đó hong khô nước
- Máy móc sử dụng phải được vệ sinh, lau chùi sạch sẽ
- Chè sạch không được tẩm hóa chất hay phẩm màu
- Quá trình xao chè được thực hiện theo từng giai đoạn từ vò chè đến sấy khô
- Tránh để chè bị vỡ vụ sau thành phẩm
Tiêu chuẩn về đóng gói và phân phối
- Sau khi phân loại chè khô được đóng gói và hút chân không để tránh bị ỉu, mốc,… làm giảm hương vị chè
- Quá trình vận chuyển tiêu thụ được quản lý nghiêm ngặt, nhẹ nhàng
- Chè được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp
Đầu ra của sản phẩm
Sản phẩm chè tiêu chuẩn Vietgap đang được bày bán tại các siêu thị cửa hàng trên toàn quốc. Đặc biệt còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,… Người tiêu dùng cũng đang biết đến và lựa chọn các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chè đặc sản khác nhau. Chính vì thế mà chè Thái Nguyên cũng chịu áp lực rất lớn. Chưa kể đến những sản phẩm chè trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ giá thành rẻ. Chúng tôi hợp tác xã đã đưa ra các chiến lược kinh doanh phát triển mạng lưới chi nhánh phân phối trên toàn quốc. Để đảm bảo khách hàng mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng.
Những lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn Vietgap
Tiêu chuẩn Vietgap đem lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, con người, xã hội,… Vừa giúp các nhà sản xuất thuận lợi kinh doanh vừa giúp khách hàng được sử dụng các sản phẩm an toàn.
Lợi ích dành cho người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ được sử dụng các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chỉ số thông tin sẽ giúp khách hàng nắm bắt được nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình sản xuất. Họ sẽ hài lòng khi biết những gì mình ăn, mình sử dụng được chế biến như thế nào.
Lợi ích dành cho nền kinh tế
Khi Việt Nam đang dần mở cửa và hội nhập với giao thương thế giới, đem lại những giá trị lợi ích kinh tế đáng kể. Năm 2020, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (AVFTA) được ký kết đã mở ra một trang mới với ngành xuất nhập khẩu của Viêt Nam. Chính vì vậy mà việc nông sản phải đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như Vietgap, Ocop,… sẽ vô cùng quan trọng và cần thiết.
Nâng cao chất lượng nông sản Việt, bạn bè thế giới sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn. Ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ có bước tiến vượt bậc, tránh các tác động gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm chè của Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn Vietgap cũng sẽ thuận lợi xuất khẩu sang các nước trên toàn cầu.
Lợi ích dành cho cho nhà sản xuất
Khi các sản phẩm được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm giữ chân được khách hàng. Đồng nghĩa với uy tín thương hiệu quả sản phẩm cũng được nâng cao. Từ đó phát triển sản lượng và tăng doanh thu, lợi nhuận. Giúp các doanh nghiệp sản xuất có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Việc thiết lập một mô hình sản xuất tiêu chuẩn Vietgap cũng sẽ giúp quy trình sản xuất thích ứng kịp thời trước những thay đổi trong sản xuất.
Những khó khăn khi áp dụng – triển khai các tiêu chuẩn Vietgap
Bên cạnh những thuận lợi của sản phẩm chè Vietgap là không ít những khó khăn và thách thức. Việc áp dụng theo tiêu chuẩn Vietgap đòi hỏi sự chỉn chu và nghiêm ngặt qua từng khâu. Mà trồng chè lại chủ yếu theo hộ nhỏ lẻ. Người dân rất khó khăn và vất vả khi phải áp dụng theo quy trình này.
Để người tiêu dùng có thể quét mã vạch để truy xuất nguồn gốc xuất xứ càn sổ nhật ký. Trong từng thời kỳ, giai đoạn yêu cầu người dân trồng chè phải ghi chép đầy đủ những hoạt động đã làm liên quan đến sản phẩm. Vì thế mà nhiều người rất ngại ghi chép.
Đối với những hộ sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap còn phải đăng ký và kiểm tra thường xuyên. Các chuyên gia sẽ kiểm tra giám sát xem người dân có thực hiện đúng quy trình hay không. Các thủ tục, giấy tờ để có được giấy công nhận mất rất nhiều thời gian và công sức. Chi phí bỏ ra cũng khá tốn kém nên người dân còn ái ngại.
Tình trạng chung là các thương lái sẽ đi thu mua chè từ các hộ trồng nhỏ lẻ. Nên việc kiểm soát chất lượng là rất khó khăn. các cán bộ kỹ thuật sẽ không thể nắm bắt được toàn bộ quy trình chăm bón, thu hái chè của nông dân. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Việc doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh thu mua chè của người dân còn vướng nhiều tác động do giá cả thị trường.
Bách Liên Tổng Hợp