Đối với những người có dự định kinh doanh trà đạo, tạo nên một quán trà độc đáo và mang đậm phong cách cá nhân có lẽ là trở ngại to lớn hơn cả. Cùng Bách Liên tham khảo 7 kinh nghiệm bổ ích khi mở quán trà đạo dành riêng cho những người yêu trà bạn nhé!
1. Nắm rõ kiến thức về trà khi mở quán trà đạo
Để có thể xây dựng và vận hành mở quán trà đạo đúng nghĩa, yếu tố tiên quyết mà bạn cần phải lưu tâm chính là nắm rõ những kiến thức liên quan đến các dòng trà thưởng thức hiện có. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ những sản phẩm của mình, nắm bắt dòng chảy thị trường cũng như đáp ứng các nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Đó cũng chính là mấu chốt quan trọng để mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Ngoài những kiến thức thông thường về trà, nếu có điều kiện, bạn có thể đăng ký tham gia những khóa học về pha chế. Việc này sẽ giúp ích thêm cho việc kinh doanh về sau.
2. Mở quán trà đạo với các phong cách đặc biệt
Giữa vô vàn những quán trà đạo đang hoạt động hiện nay, việc tạo ra một thương hiệu mới với phong cách khác biệt quả thực là một bài toán khó. Do đó, đây chính là bước đi đòi hỏi tính toán và tư duy kỹ lưỡng khi muốn mở quán trà đạo. Bạn có thể tìm hiểu thông tin thông qua các trang mạng xã hội hoặc internet, sau đó trao đổi với những kiến trúc sư có kinh nghiệm trước khi hiện thực hóa mọi thứ điều nguồn ý tưởng khác nhau, miễn sao nó thể hiện được âm hưởng cá trên bản vẽ. Đặc biệt, phong cách của quán trà đạo có thể được tạo nên từ những điểm nhấn mà bạn đã định hình từ trước.
3. Xây dựng menu phù hợp khi mở quán trà đạo
Khi mở quán trà đạo, việc xây dựng menu trà đạo sẽ không thể làm khó bạn nếu bạn là một người am hiểu về các loại trà và pha chế. Đó sẽ là những kiến thức nền căn bản, giúp bạn tạo nên một danh mục đồ uống ấn tượng, có khả năng “hạ gục” mọi khách hàng.
Một bản menu được đánh giá cao thường bao gồm 20 – 30 loại đồ uống, được phân loại thành từng nhóm cụ thể với nguyên liệu và phong cách pha chế tương đồng. Đồng thời, đây sẽ là lúc mà bạn cần chứng tỏ sự thức thời của mình thông qua việc lựa chọn giữa những món đồ uống truyền thống và thịnh hành hiện tại. Ngoài những dòng trà phổ thông không thể thiếu, một vài loại đồ uống sáng tạo với topping độc đáo sẽ là “vũ khí bí ẩn” thu hút đối tượng khách hàng, từ đó tạo nên thương hiệu cho quán. Lưu ý, để có thể giữ chân khách hàng, bạn phải thật sự tập trung vào hương vị cũng như cách trình bày của các món đồ uống có trong menu.
4. Mở quán trà đạo cần tìm nhà cung cấp Trà chất lượng, giá tốt
Có thể nói, nguồn nguyên liệu chất lượng chính là nhân tố quan trọng hơn cả, quyết định đến 80% hương vị của mọi loại đồ uống. Do đó, để quán trà của bạn có thể tồn tại giữa thị trường phức tạp như hiện nay, việc tìm được một nhà cung cấp trà uy tín với giá cả hợp lý nên là gạch đầu dòng đáng được chú ý hơn bao giờ hết.
Để tìm được một nguồn nguyên liệu thật sự chất lượng cho việc mở quán trà đạo, bạn có thể:
- Du lịch đến các vùng chuyên canh trà nổi tiếng (trong và ngoài nước) để tìm hiểu cũng như chọn ra những loại trà ngon nhất. Tại đây, bạn có thể tìm đến tận những cơ sở sản xuất có tiếng để thăm dò chất lượng và giá cả của sản phẩm trước khi quyết định. Tuy nhiên, điều này sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nếu bạn là newbie – những người chỉ mới chập chững bước vào nghề.
- Mua qua nhà cung cấp các loại trà ngon uy tín, am hiểu về trà và hướng dẫn chi tiết mọi thông tin cần thiết. Trong thời buổi hiện đại, đây thường là lựa chọn nhanh – gọn – lẹ được những người làm kinh doanh ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn lựa thật kỹ càng, ưu tiên những đơn vị có kinh nghiệm lâu năm và cung cấp những sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng. Trong quá trình đàm phán, bạn có thể yêu cầu bên đối tác cung cấp những thông tin cần thiết cũng như chứng minh giá trị thực tế của sản phẩm.
5. Lên kế hoạch kinh phí vốn dự trù cho việc mở quán trà đạo
Giấc mơ về việc mở quán trà đạo sẽ khó mà trở thành sự thật nếu bạn không lên sẵn kế hoạch kinh phí vốn dự trù một cách cụ thể nhất. Các loại chi phí mà bạn cần tính toán trước bao gồm:
- Tiền thuê mặt bằng
- Tiền thiết kế quán
- Tiền sửa chữa lại (nếu có)
- Tiền để mua sắm các vật dụng, trang thiết bị cần thiết cho quán
- Tiền duy trì hoạt động: lương nhân viên, tiền thuế, điện nước, wifi,…
- Một số chi phí khác: tiền quảng cáo và marketing, đăng kí kinh doanh với nhà nước,…
6. Tìm đơn vị thiết kế thi công theo phong cách khi mở quán trà đạo
Sau khi đã có được hình dung về quán trà đạo của riêng mình trên bản vẽ. Bước tiếp theo bạn cần làm là tìm ra một đơn vị chuyên thiết kế và thi công chuyên nghiệp.
Bạn có thể tìm kiếm thông tin về họ thông qua các công ty, website, các page/hội nhóm trên mạng xã hội hoặc các mối quan hệ thân thiết. Đồng thời, bạn nên trao đổi thật kỹ với bên thi công trước khi bắt tay vào xây dựng để hạn chế những rủi ro đáng ngại về sau.
7. Học cách vận hành, training nhân viên và các chiến dịch kinh doanh khi mở quán trà đạo
Sau khi hoàn tất việc xây dựng và thi công quán, một việc quan trọng không kém mà bạn cần phải làm chính là học cách vận hành, training nhân viên cũng như xác định các chiến lược kinh doanh để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, một dây chuyền gồm các nhân viên đã được training kỹ càng và hoạt động trơn tru sẽ là điểm cộng rất lớn dành cho bất cứ đơn vị kinh doanh nào. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị sẵn những sách lược kinh doanh trong tương lai gần và xa, nhằm duy trì hoạt động cũng như sẵn sàng đối phó với những trở ngại gây ảnh hưởng đến tình hình làm ăn của quán.
Qua bài viết trên, Bách Liên đã cung cấp cho bạn những kinh nghiệm cần có khi muốn mở quán trà đạo. Bách Liên không chỉ đem đến cho bạn những kiến thức về các loại trà mà còn cung cấp cho bạn các sản phẩm trà ngon chất lượng như trà Shan Tuyết Cổ Thụ, Trà Thiết Quan Âm, Trà Ô Long,… Cùng đến với Bách Liên để chọn mua cho mình những sản phẩm về trà chất lượng nhé!
Bách Liên