Trà Bích Loa Xuân, một trong những loại trà quý hiếm của Trung Quốc. Là biểu tượng của sự tinh tế và tinh hoa trong nghệ thuật trà. Được biết đến với hương thơm dịu nhẹ và vị ngọt đặc trưng, Trà Bích Loa Xuân không chỉ là một thức uống thư giãn mà còn là một trải nghiệm tinh tế cho các tín đồ trà trên khắp thế giới. Hãy cùng Bách Liên khám phá những điều thú vị về “Đệ nhất lục trà Trung Hoa”.
Nguồn gốc Trà Bích Loa Xuân
Bích Loa Xuân hay còn gọi là Bích La Xuân là loại trà có nguồn gốc núi Động Đình thuộc vùng Thái Hồ, Giang Tô, Trung Quốc – nơi núi cao, khí hậu ôn hòa, thiên nhiên và thổ nhưỡng rất ưu ái cho cây trà phát triển.
Tương truyền rằng: trên những vách núi cao của núi Động Đình xuất hiện những cây trà mọc hoang dã, người dân bèn hái về uống thử thấy nước trà màu xanh, mùi thơm nhẹ thoang thoảng, vị ngọt thuần khiết. Nhận thấy đây là giống trà ngon nên mỗi năm nào khi tiết trời vào xuân, người dân trong vùng lại lên đây hái trà về để dành uống, có năm cây trà ra nhiều lá không để hết được trong giỏ, người dân phải dắt cả vào trong áo ngực.
Sau những lá trà được cài trong áo ngực, gặp hơi nóng từ cơ thể lại phát ra mùi hương thơm đặc biệt từ đó thay vì dùng giỏ tre để đựng trà mỗi khi hái người ta thường dắt lại trong áo ngực như môt lần ủ hương cho trà và đặt cho nó cái tên gọi mỹ miều “Nhân Hương” hay “Hách Sát Nhân Hương”.
Mãi đến khi hoàng đế Khang Hi du ngoạn đến vùng Thái Hồ, được thưởng thức tách trà thơm ngát, lịch sự đầy tao nhã này, liền thấy cái tên ”Nhân Hương” này không được thanh thoát nên đặt tên cho trà thành “Bích La Xuân”.
Bích – bởi nước trà xanh biếc, La (loa) – bởi hình dạng trà có hình xoắn ốc cuộn thành loa, Xuân – bởi trà hái vào mùa xuân.
Đặc điểm của Trà Bích Loa Xuân
Trà Bích Loa Xuân khi pha sẽ cho ra chất lá xanh tươi căng tràn, từng cuộn lá đang uốn cong như con ốc xoắn từ từ nở dần trong hơi ấm của nước và bung xoã toàn diện, có phần muốn bứt phá khỏi chiếc chén khải chật chội.
Hương thơm ngọt thanh ấm nhẹ nhàng nhưng rất sâu, phảng phất hương sữa thảo mộc mơn mởn len lỏi trong mật độ hương dạt dào từ trà toả ra. Bản thân và các trà hữu đều cảm thấy say đắm trong làm hương thanh dịu ấy. Một kiểu hương lưu luyến cho ai có tâm hồn yêu đời và yêu người.
Màu trà xanh lục rất trong, óng ánh chút dầu từ lá trà căng tràn tiết ra, dưới ánh đèn vàng phản sáng nên những vầng quang lấp lánh, đánh thức vẻ đẹp của nước trà cùng vẻ đẹp long lanh trong đôi mắt người thương.
Quan trọng nhất là vị trà! Hương thơm hoà cùng vị ngọt dịu thoảng sữa, len lỏi thêm chút hương hoa cỏ nhẹ nhàng, cho cảm giác êm dịu trơn mượt từ những ngụm trà đầu tiên cho đến cuối cùng. Đôi khi có một chút đắng nhói rất nhẹ thoáng qua, làm kích thích và khiến ta bừng tỉnh, giống như vài lần vấp ngã và nhận ra trong cuộc sống vậy.
Quy trình sản xuất Trà Bích Loa Xuân
Trà Bích La Xuân được chế biến hoàn toàn thủ công. Để làm ra 100gram trà người ta phải tiêu tốn tới 5 – 7 vạn búp trà non được tuyển chọn kỹ lưỡng, không những vậy các công đoạn hái trà – nhặt trà – sao, vò trà – sấy khô được tuân thủ nghiêm ngặt. Cụ thể:
- Hái Trà: Trà Bích La thu hái vào đầu mùa xuân sẽ cho lá non và xanh biếc nhất. Người làm trà phải đi hái từ lúc sáng sớm (thường từ 5h – 9h sáng), phải chọn ra những búp trà non, xanh nhất.
- Thải – Nhặt Trà: Sau khi hái trà về, người làm trà phải chọn lựa, bỏ đi những lá trà không đạt tiêu chuẩn, trà phải được nhặt thật sạch và đặc biệt các công đoạn phải được hoàn thành trước 15h chiều.
- Sao trà, vê trà: Trà sau khi nhặt sạch được sao chế trên bếp lửa ngay trong ngày, tuyệt đối không được để trà qua đêm tránh cho việc hương vị của trà sẽ bị biến mất. Công đoạn này đòi hỏi người sao trà phải dày dặn kinh nghiệm, phải có đôi tay thật khéo để vừa có thể xao trà trên bếp lửa, vừa sao, vừa vê trà, vừa vò trà tạo hình xoắn ốc cho viên trà. Thông thường khi bắt đầu sao trà, người làm trà phải thật đều tay đảo trà trên chiếc chảo gang thật lớn với mức nhiệt duy trì từ 100 – 150 độ C. Khi chỉ còn một lượng nước nhất định trong trà (khoảng 65 – 70%), lúc này nhiệt lượng của chảo gang sẽ được hạ thấp xuống còn 60 – 65 độ C, bằng chính đôi bàn tay của mình, người làm trà vừa vò, vừa vê, vừa sao trà tạo hình xoắn ốc, vừa duy trì nhiệt độ của lò để mẻ trà được hoàn hảo nhất.
- Sấy trà: Sau khi được tạo hình, trà được đem đi sấy khô một lần nữa trước khi đem bảo quản. Trà đạt tiêu chuẩn là khi hương trà vẫn còn giữ được, những búp trà cuộn tròn lại thành hình xoắn ốc, bên ngoài được phủ một lớp lông trắng.
Công dụng của Trà Bích Loa Xuân
Bích Loa Xuân không chỉ là một thức uống ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng chất chống oxi hóa cao, trà mang đến cảm giác sáng khoái. Hương thơm dịu nhẹ của trà cũng giúp giảm căng thẳng và lo lắng, tạo cảm giác thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
Ngoài ra, Bích Loa Xuân còn được cho là có khả năng làm đẹp da và giữ da trắng sáng. Chất chống oxy hóa trong trà giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của các vết nám và đốm nâu trên da.
Cách pha Trà Bích Loa Xuân thơm – ngon – chuẩn vị
Để tận hưởng hương vị tinh tế, việc pha trà đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là cách pha trà cơ bản:
Bước 1: Đun sôi nước ấm (khoảng 85 – 90°C).
Bước 2: Cho khoảng 5 – 7gr trà vào ấm trà.
Bước 3: Rót nước nóng vào ấm trà và đậy nắp. Đợi khoảng 1 phút để trà ngấm.
Bước 4: Rót trà vào các cốc nhỏ và thưởng thức.
Mua Trà Bích Loa Xuân Ở Đâu?
Nếu bạn muốn trải nghiệm hương vị tinh tế của Bích Loa Xuân, Bách Liên là địa chỉ đáng tin cậy để mua trà chất lượng. Bách Liên là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại trà cao cấp uy tín tại Hà Nội và trên toàn quốc.
Trên website bachlien.vn, bạn có thể dễ dàng chọn mua Trà Bích Loa Xuân và nhiều loại trà khác với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ hotline 093 444 6663 để được tư vấn và mua hàng.
Trà Bích Loa Xuân là biểu tượng của sự tinh tế và tinh hoa trong nghệ thuật trà Trung Hoa. Từ nguồn gốc đến cách pha và các lợi ích sức khỏe, loại trà này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên khắp thế giới. Hãy tận hưởng hương vị Bích Loa Xuân để trải nghiệm điều đặc biệt mà nó mang lại.
Bách Liên