29/40 Tô Vĩnh Diện, Hà Nội

Chén Thiên Mục là gì? Các loại men chén Thiên Mục Kiến Trản

Chén Thiên Mục là gì?

Thiên Mục hay Tenmoku là chất men nổi tiếng của Trung Quốc và Nhật Bản. Khác với các loại men thông thường khi có màu sáng như trắng hay xanh ngọc bích, men Thiên Mục thường là kết hợp của những mảng màu tối của đất và kim loại bị nung ở nhiệt độ rất cao.

Thiên Mục được người Nhật đặt theo tên một ngọn núi ở Phúc Kiến, theo tài liệu ghi nhận thì các nhà sư Nhật Bản ghé qua đền trên núi Thiên Mục và thấy các nhà sư nơi đây sử dụng chén trà làm từ chất men lạ, nên khi đưa đồ gốm tráng men này về nước cũng gọi theo tên ngọn núi này.

Còn ở Trung Quốc người ta gọi loại men này là Kiến Trản. Đồ gốm tráng men Thiên Mục rất được ưa chuộng vào thời nhà Tống (960-1279) và Bắc cũng như Nam Tống sau này. Vào giai đoạn này thì gốm tráng men Thiên Mục cũng được xuất sang cả Nhật Bản và được giới quan lại và thương gia nước này rất ưa chuộng vì sở hữu loại đồ gốm này chính là biểu hiện cho sự giàu có. Sau này người Nhật đưa phong cách tráng men này về nước để tự sản xuất men Thiên Mục và bảo tồn phong cách này cho đến tận bây giờ.

Lịch sử của men Thiên Mục

Chất men Thiên Mục có nguồn gốc từ Kiến Châu (nay là Kiến Âu – một huyện của Phúc Kiến), do ban đầu chỉ được dùng để làm chén uống trà nên chất men này được đặt là Kiến Trản – ‘trản’ là cái chén nhỏ còn “kiến” là lấy từ “kiến” phổ biến ở các địa danh nơi đây.

Không rõ thời gian chính xác men Thiên Mục ra đời vào khi nào nhưng có một điều chắc chắn là loại men này cực kỳ được ưa chuộng vào thời nhà Tống (960-1279). Trong khi đó theo những người chuyên nghiên cứu về trà đạo Nhật Bản thì từ Thiên Mục (Tenmoku) thì từ Thiên Mục có được ghi nhận trong tài liệu có từ năm 1333.

Nhưng theo nhận định khá tin cậy của một số nhà sử học thì đồ gốm làm từ chất men này có mặt ở Nhật Bảo vào giai đoạn Kamakura (1192-1333). Nhận định này dựa trên cơ sở là vào thời kỳ Kamakura thì có môt lượng lớn nhà sư Nhật Bản sang Trung Quốc để học thêm về Phật Pháp.

Giai đoạn này trùng với thời kỳ Nam Tống (1127-1279) ở Trung Quốc, đây là khoảng thời gian mà nhiều nhà sư Nhật Bản ghé sang nhiều ngồi đền chùa ở Trung Quốc để học hỏi thêm về Phật Pháp. Có một nhóm nhà sư người Nhật ghé đền Thiên Mục nên họ không chỉ học về Phật Pháp mà còn học về cách thưởng trà của những nhà sư nơi đây.

Khi về nước thì các nhà sư Nhật Bản mang theo những chén trà Kiến Trản – và để tri ân thì họ đặt tên những chén trà này là Thiên Mục theo tên ngôi đền mà họ đã ở và tu hành. Có lẽ họ cũng không ngờ rằng đồ gốm tráng men Thiên Mục mà họ mang về làm kỷ niệm lại trở thành một trào lưu mới của giới thượng lưu Nhật Bản vào giai đoạn này.

Trung Quốc vốn nổi tiếng về nhiều thứ và nhiều thế kỷ trước thì gốm của Trung Quốc luôn được ưa chuộng khắp Á Âu qua Con đường tơ lựa và nhiều kênh trao đổi hàng hoá khác. Gốm Trung Quốc được ưa chuộng một phần vì tinh xảo và chất lượng cao, mà còn vì đắt đỏ nên giới thượng lưu các nước xem gốm Trung Quốc là một minh chứng không thể thiếu cho sự giàu có.

Thiên Mục có nhiều loại như Hoả Biến (biến đổi bởi lửa), Thố Hào (lông thỏ), hay Du Trích (giọt dầu) đều là những cái tên rất kiêu kì nên khi các nhà sư Nhật Bản mang những chén trà Thiên Mục về nước thì giới quan lại và thương gia Nhật Bản gần như “phát cuồng” với những chén trà này. Chuyện kể rằng có một số quan chức còn sẵn sàng xây nguyên một tường thành hay hào nước miễn phí cho người quen chỉ để đổi lấy một chén trà Thiên Mục.

Chất men Thiên Mục rất được ưa chuộng vào thời nhà Tống (960-1279) nên hàng loạt lò gốm mọc lên với nhiều phong cách tráng men khác nhau để tạo nên những chiếc chén Thiên Mục với hình thù và màu sắc riêng.

Kiến Châu là nơi sinh ra chén Thiên Mục nên mặc nhiên là lò nổi tiếng và được ưa chuộng nhất, nhu cầu tăng cao nên nhiều lò gốm cũng đua nhau làm chén Thiên Mục. Vua Tống Huy Tông (1082-1135) là một người rất thích thưởng trà và cũng rất thích đấu trà với cận thần.

Ông trị vì vào thời gian chén Thiên Mục được ưa chuộng, vốn yêu trà nên không có gì ngạc nhiên khi chính bản thân Huy Tông cũng là người sở hữu rất nhiều loại chén này, nhất là chén của lò Kiến Châu. Viết trong cuốn Đại Quan Trà Luận của mình, Huy Tông cho rằng chén trà làm từ chất men tối (Thiên Mục) được xem là cực phẩm, nhất là khi dùng chén Thố Hào (một kiểu men Thiên Mục) thì mọi tinh tuý của trà đều được thể hiện ra hết.

Thái Tương (1012-1067) – một thư pháp gia rất nổi tiếng vào thời nhà Tống – viết trong cuốn Trà Lục rằng “Màu nước trà nhìn đẹp nhất là trong chén trà có chất men tối. Chén trà từ lò Kiến Châu được xem là hảo hạng với chất men tím sẫm được tô điểm bởi những vệt rất mỏng tựa như lông thỏ. Thân chén dày giúp nước trà giữ nhiệt được lâu. Chén của những lò khác không sánh bằng vì màu sắc nhợt nhạt còn thân chén thì quá mỏng. Người uống trà lâu năm chẳng bao giờ dùng những chiếc chén mỏng như vậy”.

Thi sĩ nổi tiếng cùng thời Hoàng Thính Kiên (1045-1105) còn ví chén Thiên Mục như “kim lâu chá cô ban” (mảng lông vàng rực của chim trĩ) hay “thố cát kim ti bảo oản” (chén quý như được ‘đan’ từ lông thỏ vàng óng mượt). Tô Đông Ba (1037-1101) – một vị quan nổi tiếng thời nhà Tống – viết trong bài Tống Nam Bình Khiêm Sư: ” Một đạo nhân đến ghé thăm ta từ núi Nam Bình và chỉ điểm cho ta cách thưởng trà. Ta rất ngạc nhiên khi ông ta dùng chén Thố Hào. Trà trong chén có hương vị tựa như loại nhất tửu (rượu ngon) nấu vào ngày xuân”. Nguyên cả một bài thơ Tô Đông Ba dành để miêu tả vẻ đẹp của loại chén Thiên Mục này.

Tất nhiên là vào thời gian này không ai gọi loại chén này theo cái tên phổ biến bởi người Nhật là Thiên Mục cả, thường thì người dùng chén sẽ gọi tên theo loại chén là Thố Hào hay Hoả Biến, hay gọi tên chung của loại chén này là Kiến Trản. Vào thời nhà Tống thì đạo Khổng Tử đang ran toả rộng rãi nên những chiếc chén Thiên Mục chỉ có một màu giản dị lại được xem là trân quý (vì đạo Khổng Tử đề cao cách sống giản dị).

Chén Thiên Mục vào thời Tống được làm ra chủ yếu ở Kiến Châu (thuộc Phúc Kiến ngày nay) và một phần khác đến từ Kí Châu (thuộc Giang Tây ngày nay). Chén Thiên Mục được phân loại theo vẻ bề ngoài, bao gồm: Hoả Biến (biến đổi bởi lửa), Thố Hào (lông thỏ), Du Trích (giọt dầu), Đại Bì và Đại Mạo (vỏ rùa biển), Mộc Diếp (lá cây), Giải Nhãn (mắt cua)…

Người Nhật Bản không chỉ mê chén Thiên Mục, sau này họ còn tìm tòi học hỏi để sau này tự họ làm ra chén Thiên Mục của riêng mình. Do đó cái tên gốc Kiến Trản của chất men này chẳng mấy ai biết đến, thay vào đó là Tenmoku, là Thiên Mục.

Các loại men Thiên Mục

Men Thiên Mục về cơ bản không khác nhiều so với cách làm men thông thường, lớp men được tráng lên phần gốm và được đem đi nung ở nhiệt độ cao. Khác biệt lớn nhất là loại men này có làm lượng ô xít kim loại cao nên sau khi nung tạo ra nhiều màu sắc và hình thù rất riêng. Tuỳ theo loại kim loại nào có trong lớp men mà chén thành phẩm lại có màu sắc riêng biệt. Sau đây là một số loại chén đặc trưng.

Du Trích

Du Trích là để chỉ loại men Thiên Mục lốm đốm trắng hay nâu như những giọt dầu bị bắn trong chảo chiên. Đôi khi lại là những vệt dài như vết dầu hay vết sơn chảy. Loại men này là kết hợp của hàm lượng rất cao oxit nhôm, silica, kali và magiê và một thành phần nữa để tạo nên màu sắc.

Du Trích có màu nâu đỏ là kết quả của việc cho nhiều oxit sắt (Fe2O3) vào phần men (6-12%).

Du Trích có màu đen bạc là do cho thêm cobalt carbonate (CoCO3) vào men (1-5%).

Vẻ đẹp của Du Trích còn là kết quả của phương pháp nung loại men trong môi trường yếm khí. Nếu men Du Trích được nung trong môi trường yếm khí thì oxit sắt (Fe2O3) sẽ trở thành Sắt II (FeO). Trong khi quá trình nung ở nhiệt độ cao này diễn ra, phân tử oxy có trong oxit sắt bị nhiệt độ cao “kéo” ra ngoài tạo thành CO2, vì vẫn đang liên kết trong hợp chất Fe2Onên khi phân tử oxy bị “kéo” đi thì phân tử Sắt II (FeO) cũng bị lôi đi theo, khi đến bề mặt men thì chỉ mình phân tử oxy thoát ra không khí còn phân tử Sắt II (FeO) vẫn còn sót lại tạo nên những đốm Sắt II trên bề mặt men. Đây chính là những đốm kim loại của chén Du Trích.

Nếu muốn tạo ra Du Trích trong môi trường bình thường (có oxy) thì phải nung men này ở nhiệt độ cao hơn rất nhiều cách nêu trên (khoảng 1232*C) thì oxit sắt (Fe2O3) sẽ trở thành Sắt II (FeO) vì nhiệt độ quá cao này.

Thố Hào

Ở phần lịch sử của Thiên Mục thì Thố Hào được nhắc đến khá nhiều vì vẻ đẹp của nó. Cũng như tên gọi của mình thì loại chén này có những vệt trắng rất mịn tựa như lông của con thỏ. Thực ra Thố Hào là một dạng biến thể của Du Trích với việc là sẽ dùng nhiệt độ cao hơn nhiều để phân tử kim loại không chỉ nổi lên bề mặt men mà còn tan chảy kéo thành một đường dài. Hàng nghìn giọt kim loại siêu nhỏ trượt thành một đường dài chồng lên nhau tựa như những cọng lông nhỏ xếp chồng vào nhau như lông thỏ.

Hoả Biến

Hoả Biến là loại men Thiên Mục có màu nâu đỏ như một ngọn lửa. Đây là kiểu men Thiên Mục rất thịnh hành và hiện này được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và cả Đài Loan. Màu nâu đỏ là kết quả của hàm lượng oxit sắt rất cao (12-20%) có trong lớp men làm nên Hoả Biến.

Màu sắc đậm hay nhạt thì lại tuỳ thuộc vào độ dày của lớp men, men được tráng mỏng thì hoả biến có màu nâu đỏ nhạt còn men được tráng dày thì Hoả Biến sẽ có màu sẫm hơn. Màu sắc còn phụ thuộc vào nhiệt độ nung và kỹ thuật của nghệ nhân làm gốm nữa.

Trà Diếp Mạt

Trà Diếp Mạt (bột trà) hay Chayemo là dạng men Thiên Mục có những chấm li ti nhỏ như trà cám. Đây là kiểu men ra đời trước cả khi men Thiên Mục thịnh hành vào thời nhà Tống. Trà Diếp Mạt ra đời vào thời nhà Đường (618-907) và được tạo ra bởi các lò gốm ở Hiệp Tây và Hà Nam. Thế nhưng kiểu men này bị thất truyền trong một thời gian dài gần 10 thế kỷ đến khi được hồi phục dưới thời vua Ung Chính (cha của Càn Long) của nhà Thanh (1644-1912).

Khác với Du Trích, Trà Diếp Mạt có hàm lượng nhôm thấp nhưng lại chứa nhiều oxit magiê (3-5%) nên sau khi nung thì loại men này có những tinh thể li ti màu vàng xanh nổi trên bề mặt như có bột trà xanh được rắc lên. Thời gian làm nguội của loại men này cũng dài hơn bình thường để các tinh thể này có đủ thời gian để hình thành. 

Mộc Diếp

Mộc Diếp hay Konoha là dạng men Thiên Mục có hình một chiếc lá nguyên vẹn trong lòng chén hay dĩa. Không giống như những loại men Thiên Mục khác khi các đường nét hay hình thù là kết quả của việc nung các thành phần kim loại trong men, hình chiếc lá của Mộc Diếp có được đơn giản là khi tráng men người làm gốm sẽ cho thẳng một chiếc là vào.

Một số loại men Thiên Mục khác: Đại Mạo (mai rùa biển); Tiễn Chỉ Lâu Hoa; Men Tessha; Men Kaki (cà chua đỏ).

Cách sử dụng chén Thiên Mục

Chén Thiên Mục được sử dụng để pha nhiều loại trà khác nhau, nhưng thích hợp nhất là các loại trà xanh và trà ô long. Để sử dụng chén Thiên Mục, bạn nên rửa sạch chén bằng nước ấm trước khi pha trà. Sau đó, bạn cho trà vào chén và rót nước sôi vào. Chờ khoảng 30 giây để trà ngấm và thưởng thức.

Công dụng của chén Thiên Mục

Chén Thiên Mục có nhiều công dụng đặc biệt, bao gồm:

  • Tăng hương vị của trà: Chén Thiên Mục có khả năng giữ nhiệt tốt, giúp cho nước trà giữ được độ nóng lâu hơn. Điều này sẽ giúp cho hương vị của trà được giữ nguyên và thơm ngon hơn.
  • Giữ nhiệt tốt: Chén Thiên Mục có thể chịu được nhiệt độ cao, giúp cho nước trà không bị nguội quá nhanh.
  • Tăng vẻ đẹp của trà: Chén Thiên Mục có màu sắc và hoa văn độc đáo, giúp cho trà trở nên đẹp mắt hơn.

Bạn có thể mua chén Thiên Mục ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán chén Thiên Mục. Tuy nhiên, để mua được chén Thiên Mục chất lượng, bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín.

Tại Việt Nam, Bách Liên là một địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các loại chén Thiên Mục. Chén Thiên Mục tại Bách Liên được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc và Nhật Bản, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trang cá độ bóng đá uy tín, đăng ký w88, trang chủ w88, nhà cái uy tín nhất, w88 chuẩn nhất, đăng ký 8xbet, link vào fb88, đăng nhập 8xbet, đăng ký fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng, trang cá cược bóng đá uy tín, nhà cái ok vip, link vào w88, m88