29/40 Tô Vĩnh Diện, Hà Nội

Tìm hiểu lịch sử ấm Tử sa Nghi Hưng – Trung Quốc

Ấm tử sa là là một trong bốn quốc bảo của Trung Quốc. Ấm tử sa chinh phục người thưởng trà bằng vẻ đẹp trầm ổn, thanh tao, kiểu dáng phong phú và rất nhiều những giá trị khác.

Đất Tử Sa là khoáng sản đặc biệt và rất qúi, trên thế giới chỉ có tại Trung Quốc, trong Trung Quốc chỉ có ở vùng Giang Tô và trong Giang Tô chỉ duy nhất vùng Nghi Hưng có loại đất này. Nó được coi là một trong “Tứ bảo” của Trung Quốc gồm: tranh Thủy Mặc, Kinh Dịch, lụa Tô Châu và ấm Nghi Hưng.

Loại đất này nằm sâu trong những tầng đất trên sườn núi và được gọi là “đá trong đá”. Thành phần khoáng chất chủ yếu của nó bao gồm: hydromica, cao lanh thạch anh, hạt mica và chất sắt nền. Ngoài ra đất Tử Sa còn chứa nhiều khoáng chất như sắt silic, mangan, magie, canxi, natri và kali.

Thành phố Nghi Hưng, xưa là huyện Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô, nằm trên bờ hồ Tam Giác Châu chảy ra Trường Giang, vị trí cách bờ Tây Thái Hồ (Vô Tích) 64km, giáp ranh tỉnh An Huy. Kỹ thuật gốm sứ Nghi Hưng có bề dày lịch sử hơn 5.000năm, tương truyền Phạm Lãi và Tây Thi sau khi giúp Câu Tiễn diệt nước Ngô đã cùng nhau đến Nghi Hưng sống cuộc đời ẩn dật, lấy nghề nặn gốm làm thú tiêu khiển. Gốm Nghi Hưng được định hình từ đời Tống- Nguyên, đến đời Minh Thanh mới phát triển hưng thịnh, trong đó gốm tử sa với những tính năng công dụng, phong cách nghệ thuật độc đáo được xem là ” bông hoa của kinh đô gốm” đã tỏa hương sắc bay ra thế giới.

Một truyền thuyết khác nhằm để tôn vinh ấm tử sa đã kể về việc mua phú quý. Chuyện kể rằng một nhà sư kỳ dị đã đi qua thôn Nghi Hưng và rao lớn rằng “ai mua phú quý không?”. Chỉ có duy nhất ông lão bần hàn quan tâm đế lời rao này. Nhà sư đã dẫn ông đến vùng núi Tinh Sơn, đá chân xuống đất và biến mất. Ông lão đã đào sâu xuống đất để tìm “phú quý”. Sau đó ông gặp lớp đất ngũ sắc và đó chính là tử sa.

Tuy nhiên dã sử về chùa Kim Sa – Nghi Hưng khẳng định vị trụ trì chùa tên Ngô Nghĩa Sơn ở thời Minh là người đầu tiên sử dụng đất tử sa tạo ra độc ẩm quý hiếm.

Nghệ nhân đã đưa việc chế tác ấm tử sa nâng lên thành mức nghệ thuật và lưu danh sử sách chính là Cung Xuân. Cung Xuân đã tạo cách dùng muỗng để đong trà làm cốt, rồi dùng tử sa đắp lên, nặn thành ấm… Cuối cùng ông làm ra nhiều ấm trà đẹp, mở đầu trang cho lịch sử ấm tử sa Nghi Hưng. Bởi có biệt tài bẩm sinh, am tường trà nghệ nên ấm trà do Cung Xuân tạo ra được người đời ca tụng nhờ cái “thần” của ấm, ông khéo léo sử dụng được nét mờ ảo của chất đất tử sa, tạo cho người thưởng lãm cảm thấy thấy ấm Cung Xuân giống như một cổ khí linh thiêng. Sau này, con cháu ông đã kế thừa lại, cho ra đời nhiều loại ấm tử sa và lưu truyền hậu thế – đặc trưng của Vô Tích. Cuộc bể dâu trong lịch sử Trung Quốc khiến cho nhà Minh sụp đổ giữa thế kỷ 17, nhiều trung thần không cam chịu nhà Thanh đã rời bỏ Trung Nguyên và chạy xuống các nước ở vùng Đông Nam Á. Hiện nay ở Singapore vẫn còn lưu giữ ấm tử sa Cung Xuân khi nó được theo chân các trung thần xuống phía nam.

Tiếp bước Cung Xuân vào những đời sau là Thời Đại Bân lãng mạn hóa loại sản phẩm mà tưởng như vô tri vô giác này. Người đời đã tôn vinh Cung Xuân và Thời Đại Bân thành hàng danh gia chế tác tử sa. Sau họ còn có thêm những cái tên khác như Đồng Hàn, Triệu Lương hay Viên Tích v.v… cũng đưa nghệ thuật trà cụ tử sa Nghi Hưng vang danh khắp Trung Quốc và đạt đến thời kỳ cực thịnh kéo dài hai thế kỷ 17 và 18.

Ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX việc giao thương của Trung Quốc phát triển mạnh, theo đó trà và ấm Tử Sa cũng được sản xuất với qui mô để xuất khẩu. Có nhiều hãng lớn sản xuất ấm xuất khẩu như Châu Ký, Ngô Đức Thịnh. Đặc điểm của những ấm này là có dấu của nghệ nhân và thêm cả dấu của hãng. Cùng thời đó đến nay vẫn còn hãng Thiết Họa Hiên – ở Thượng Hải nổi tiếng viết chữ rất đẹp trên ấm, những nghệ nhân nổi tiếng của họ như: Tưởng Yến Hanh, Trần Minh Quang, Vương Diễn Xuân…

Thời Dân Quốc – ấm Tử Sa được xuất cảng nhiều qua Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, châu Âu và châu Mỹ. Thời đó có nhiều thợ khéo nhưng kiểu làm thường giản dị, cân đối chứ không cầu kỳ như thời trước. Đến thập niên 1930 – 1940, việc sản xuất ấm Tử Sa bị đình trệ.

Sau năm 1959 việc sản xuất được quy tụ thành công xã nhưng không phát triển được. Đặc điểm ấm sản xuất trong thời kỳ này chỉ đề Trung Quốc Nghi Hưng chứ không đề tên tác giả, người sưu tập ấm thường gọi đó là “ấm nhất xưởng”.

Thời Cách mạng Văn hóa, lại một lần nữa kỹ nghệ sản xuất ấm Tử Sa bị vùi dập. Sau khi Đặng Tiểu Bình thi hành chính sách cải tổ thì ngành nặn ấm Tử Sa mới được phục hồi. Năm 1979 có xí nghiệp đã qui tụ tới 600 công nhân. Hiện nay kỹ nghệ sản xuất ấm ngày càng mở rộng và phát triển.

Ngoài vùng Nghi Hưng – Giang Tô, Trung Quốc, có một số nghệ nhân của Đài Loan nhập đất Tử Sa từ Nghi Hưng về làm ấm. Ấm Tử Sa do nghệ nhân Đài Loan làm cũng tuân thủ các qui định chung của nghệ thuật làm ấm Tử Sa nhưng họ có những thiết kế mỹ thuật đơn giản và có nét riêng mới lạ, ít đi theo các trường phái dáng ấm của Nghi Hưng – Trung Quốc. Một đặc điểm dễ nhận ra nhất là ấm Tử Sa thường là “hai da”, có nghĩa là khi nặn ấm họ làm ấm bằng một loại đất, sau lại vẽ thêm một lớp đất khác phía bên ngoài, khi nhìn cái ấm bên trong và bên ngoài sẽ có hai màu khác biệt.

Khác với đồ gốm bình thường, tử sa đòi hỏi quy trình công nghệ vô cùng công phu. Cả vùng Vô Tích, rộng ra là Trung Hoa, duy nhất một vùng Tinh Sơn tồn tại thổ khoáng tử sa. Vùng này được kể lại, khi đào lên sẽ gặp đất tử sa 5 màu. Màu vàng (thạch hoàng) nung lên sẽ cho màu đỏ (chu sa), xanh lam qua lửa sẽ chuyển thành nâu đậm “gan gà”, màu vàng nhạt thành lam sa… Nguyên liệu làm ra ấm tử sa không dùng thể chất nổ khai thác vì phải giữ lại tinh khí cho đất nên sử dụng cách thủ công bằng tay; trong sa khoáng tử sa có nhiều lỗ nhỏ li ti, nếu nhiễm khói thuốc không thể tẩy sạch được làm ảnh hưởng đến chất lượng trà. Các nghệ nhân sau này lưu truyền “ngón bí quyết” trộn đất theo tỷ lệ riêng để tạo ra màu đặc biệt như huyền sa, tử sa (ánh tím).

Tử sa được tôi luyện và trộn cùng sa khoáng trầm tích được khai thác ở vùng Tinh Sơn xay nhuyễn. Tỷ lệ pha trộn chính là bí quyết đã làm thất vọng bao kẻ “đạo chích” làm giả ấm tử sa. Bột trầm tích mang cho ấm tử sa 23 nguyên tố vi lượng và trong đó có sắt. Vậy nên khi pha trà bằng ấm tử sa nghĩa là đã vô tình dùng loại trà khoáng hóa tốt cho sức khỏe. Cũng chính nhờ yếu tố này, ấm tử sa thật không bị “chân giả” lẫn lộn vì nó luôn có tiếng thanh khi được gõ vào. Âm thanh này đặc trưng các loại ấm gốm khác không thể có được. Trộn bột trầm tích bên trong làm ấm xốp và thông thoáng, nên mới có kiệt tác “tử sa” được truyền tụng rằng có thể ngắm thấy mức trà trong ấm, ủ trà không bị biến chất suốt 5 – 6 ngày. Trà cụ tử sa được nung trong lò với nhiệt độ rất cao trên 1.200ºC nên sản phẩm chắc bền hơn những ấm gốm thông thường và chịu đựng tốt trước mọi biến đổi về nhiệt độ cũng như có thể đun trực tiếp trên bếp lò.

Tuyệt tác ấm tử sa là các tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, nó không chỉ có công năng sử dụng như một loại trà cụ mà còn là những vật trưng bày, sưu tập và gia bảo. Bởi vậy ngoài dòng thương phẩm sản xuất hàng loạt, người ta chú trọng đến dòng tử sa nghệ thuật mà các nghệ nhân mài công, vắt óc nghiền ngẫm chế tạo ra chúng. “Ấm nào, nắp ấy” là một nguyên tắc bất di bất dịch cho mỗi bộ ấm tử sa thứ thiệt, nghệ nhân tạo ra nó có một độ chính xác đến kinh ngạc không chênh một sợi tóc. Bởi vậy trà nhân có thể ung dung khi rót ấm tử sa ở góc nghiêng 900mà không hề sợ rơi nắp ấm. Ấy cũng là vì sao không bao giờ nắp ấm tử sa bị “xiềng xích” bởi sợi dây bảo vệ của chủ nhân. Miệng vòi, mặt thoáng ấm phải luôn trên mặt phẳng, khi chế đầy nước, trà không bị tràn ra vòi. Tạo tác vòi ấm là một bí quyết, vùng đất “dụng võ” cho các nghệ nhân thi thố tài năng. Tạo các dòng nước trà xoáy vặn lung linh, dòng nước kép nhị tuyền v.v… và khi ngưng rót, nước trà không lem trên miệng vòi luôn là những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe phải đạt được của những tác phẩm muốn lưu danh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trang cá độ bóng đá uy tín, đăng ký w88, trang chủ w88, nhà cái uy tín nhất, w88 chuẩn nhất, đăng ký 8xbet, link vào fb88, đăng nhập 8xbet, đăng ký fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng, trang cá cược bóng đá uy tín, nhà cái ok vip, link vào w88, m88