Trà Tím, hay còn gọi là Chè Tím, là một sản vật quý hiếm của nông sản Việt Nam. Thức trà nổi tiếng này với khả năng chữa bệnh và các lợi ích sức khỏe, đặc biệt là khả năng chống ung thư, ngăn ngừa phóng xạ và chống lão hóa. Với màu sắc đặc trưng của lá và búp tím hồng, Trà Tím mang đến hương thơm đặc biệt và vị đậm đà, tạo nên trải nghiệm uống trà tinh tế và thú vị.
Trà tím là gì?
Trà búp tím là giống trà cực quý hiếm, tuy về cơ bản chúng vẫn được làm từ cây trà Camellia Sinensis nhưng lại có một cơ chế tiếp cận ánh sáng đặc biệt, tạo ra một màu tím ở búp, cuống hoặc toàn thân. Các cây trà này đều được trồng ở độ cao trên 1000m, chịu sự tác động trực tiếp của ánh nắng và tia cực tím nên có cơ chế tự vệ, sản xuất ra anthocyanin – hoạt chất có khả năng hấp thụ bức xạ tia cực tím. Từ đó tạo ra các hoạt chất cực tốt cho sức khỏe khi chúng ta thưởng thức loại trà này.
Ngoại hình trà búp tím rất khác biệt với các giống trà khác. Ngọn trà màu tím giống như màu mận chín, búp, lá non, cuống có màu tím vô cùng nổi bật, bắt mắt, khác hẳn với màu xanh thường thấy ở các búp trà. Chè khi nứt nanh cua hay bật búp sẽ có màu tím ngắt đến lúc thu hái.
Theo ông Trần Xuân Hoàng – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè, Viện Khoa học nông nghiệp miền núi phía Bắc, trà búp tím trung du có 43 biến thể khác nhau như: tím lá, tím búp, cuống tím lá xanh, cả cuống và lá đều tím, tím phớt hồng, tím tía, tím đen,…
Nguồn gốc của trà tím
Người ta kể rằng, khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945, cứ nơi nào trồng trà búp tím nhiều thì ở đó lượng phóng xạ ít hơn hẳn những nơi khác, bởi khả năng hấp thụ bức xạ như đã nêu trên. Điều này hoàn toàn hiếm có và đặc biệt hơn các loại trà khác (các loại trà khác chỉ nổi bật ở hàm lượng EGCG chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch…). Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia “tôn sùng” trà tím, họ luôn nghiên cứu để ứng dụng trà tím trong chữa bệnh, phòng chống ung thư.
Có một số tranh luận xung quanh nguồn gốc xuất xứ của trà tím, một số cho rằng từ Kenya, người thì cho rằng Ấn Độ và cũng có ghi chép là Trung Quốc. Tuy nhiên Kenya chính là nơi trà tím có sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới với lịch sử trên 25 năm và họ đã đặt tên khoa học cho trà tím là TRFK 301/1. Tại Việt Nam, huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ chính là cái nôi của trà tím.
Búp tím yêu cầu được chăm bón, thu hoạch và sao chế hoàn toàn thủ công, kỹ lưỡng hơn các dòng trà khác rất nhiều. Trà búp tím quý đến mức chỉ chiếm chưa đến 0,2% – 0,3% diện tích trà toàn tỉnh Phú Thọ. Mỗi năm, họ thường chỉ thu hoạch và chế biến được 10-20 kg trà tím. Chính vì vậy mà giá thành của trà tương đối cao và khó tìm mua hơn. Thế nên, nếu ai yêu cầu sự “chỉnh chu” của một loại trà đại diện cho sự khác biệt ở Việt Nam thì đừng bỏ qua búp tím nhé!
Quy trình sản xuất trà tím
Trà Búp Tím Quý Hiếm Thượng Hạng được sản xuất và chế biến theo quy trình chất lượng cao 4 sao. Lá trà tươi được hái hoàn toàn bằng tay, không dùng máy móc. Mỗi lá trà đều đạt tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá non, được bảo quản trong sọt tre hoặc bao tải có lỗ khí thông hơi.
Sau khi thu hái xong, lá trà sẽ được làm mát để cân bằng nhiệt độ rồi mang đi sao, diệt men ở nhiệt độ 250 – 300 độ C để trà giữ nước và hương vị tươi ngon. Sau đó, trà được làm nguội và tiến hành vò rồi sao khô.
Tiếp theo, người làm trà sẽ tiến hành sàng phân loại lần 1, sấy lên hương trà và sàng phân loại lần 2. Cuối cùng, trà sẽ được đóng gói và bảo quản.
Đặc điểm của trà tím
Sau khi pha, trà búp tím có hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng của trà xanh, nhưng uống vào thì vị lại không quá đắng không chát mà ngọt nhẹ rất thanh mát. Đây là một mùi vị khá đặc biệt mà chỉ có trà tím mới mang lại cho người thưởng thức. Một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, thoải mái như chính sắc tím của từng búp trà.
Công dụng của trà tím
Theo phân tích của Viện nghiên cứu trà Kenya, với 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu các giống trà tím cho thấy:
Nồng độ chất chống oxy hóa của trà búp tím cao hơn các giống trà khác: giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hoá. Các chất chống oxy hóa này còn được chiết xuất, ứng dụng làm chất bảo quản thực phẩm và thuốc bồi bổ sức khỏe.
Hàm lượng catechin trong trà búp tím cao hơn trà xanh nhiều, giúp ngăn ngừa, đào thải, kìm hãm sự phát triển của ung thư, giảm kích thước khối u, chống phóng xạ.
Ngoài ra, trà búp tím còn giàu vitamin C – giúp tăng cường đề kháng, chống oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do, vitamin B – thúc đẩy quá trình trao đổi carbonhydrate, vitamin E – làm chậm quá trình lão hóa…
Theo kinh nghiệm dân gian, trà búp tím còn là “thần dược” chữa các bệnh tiêu hóa, đường ruột, sử dụng giải nhiệt, chống lão hóa rất tốt. Từ bao đời nay, người dân ở các tỉnh trung du thường hái lá trà nói chung, trà búp tím nói riêng để đun nước tắm cho trẻ em và phụ nữ mới sinh.
Hướng dẫn cách pha trà tím ngon chuẩn vị
- Bước 1: Dùng 5gr Trà Búp Tím Phú Thọ Quý Hiếm Thượng Hạng cho vào ấm.
- Bước 2: Cho 150ml nước ở nhiệt độ 85∘C vào ấm và hãm trong vòng 30 giây – 1 phút. Trà Búp Tím Phú Thọ Quý Hiếm Thượng Hạng có thể không cần phải tráng qua.
- Bước 3: Chiết trà ra tống rồi ra tách để thưởng thức.
Lưu ý khi pha trà:
- Nên dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước. Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể đợi nước sôi nguội 4 phút rồi sử dụng.
- Khuyến khích dùng nước tinh khiết để đảm bảo hương vị của Trà Búp Tím Phú Thọ Quý Hiếm Thượng Hạng.
Bách Liên