Văn Hóa Trà Đạo Trung Hoa nổi tiếng lâu đời trong Á Đông với bề dày 4000 năm lịch sử. Chúng được đưa vào thi ca, nhạc họa, trở thành đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc. Họ xem thưởng trà như một cách để cảm nhận vẻ đẹp bình dị của cuộc sống. Cùng Bạch Liên tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về văn hóa trà đạo Trung Hoa nhé!
CỘI NGUỒN VĂN HÓA TRÀ ĐẠO TRUNG HOA
Tại Trung Quốc, cây trà được tìm thấy từ những năm 1600 – 1046. Tuy nhiên, đến tận thời Đường (618 – 905) và thời Tống (907 – 1279) SCN thì văn hóa trà đạo mới thực sự chạm đến đỉnh cao, được phổ biến rộng rãi tới công chúng bấy giờ. Quá trình của nghệ thuật uống trà Trung Hoa bao gồm 3 giai đoạn: nấu trà bằng trà bánh, nấu trà bằng bột trà và nấu trà bằng búp trà non.
Trà đạo Trung Hoa bắt nguồn với hai tư tưởng
Tôn nhân: đề cao con người được thể hiện qua cách đặt tên các dụng cụ uống trà. Đĩa lót dưới cốc trà là “địa”, nắp ấm là “thiên”, cốc trà là “nhân”. Như vậy có nghĩa là trời rộng, đất lớn, người càng lớn, con người là trung tâm.
Đạo pháp tự nhiên:
- Vật chất: trà đạo cho rằng trà là món quà tự nhiên, nên từ việc trồng, thu hoạch, chế biến đều phải thuận theo những tự nhiên mới có được trà ngon.
- Hành vi: thưởng trà phải lấy tự nhiên làm vẻ đẹp chuẩn mực. Động tác phải như mây trôi nước chảy, cười phải giống như hoa xuân nở.
- Tinh thần: Đạo pháp tự nhiên thể hiện ở chỗ con người được hoàn toàn giải phóng, tâm trạng đạt được sự thanh tịnh, tâm hồn hoà vào với hương trà, dường như cả con người đang hoà vào vũ trụ.
TRÀ ĐẠO TRUNG QUỐC CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Để tạo ra một ấm trà thơm và thanh mát như ý, người pha trà phải có tâm huyết và tận hưởng từng khâu công đoạn. Như người xưa thường nói, pha trà cần phải “dùng tâm”. Điều này ngụ ý rằng dù là công đoạn nhỏ nhất người pha trà cũng phải để tâm đến. Khi đặt tâm huyết vào, người uống sẽ cảm nhận được sự tinh tế, tình cảm của người pha. Do đó, tâm huyết là yếu tố quan trọng để thể hiện chất lượng trà. Để làm tốt mọi việc, người pha trà phải để tâm và tập trung. Đúng như câu nói “tâm tĩnh thì lòng an nhiên”, khi tâm của người pha trà được tĩnh lặng.
Người xưa thường nói về “trà độc”, nhưng thực tế không phải là trà có độc. Mà nguyên nhân do tâm trà nhân không tĩnh lặng, từ đó tạo ra những chất độc trong trà. Trà đạo chính là nghệ thuật nghiên cứu về “Hòa tĩnh di chân”- tìm cách để tâm tĩnh lặng. Để pha được trà đạt đến độ tĩnh, người trà nhân phải có tâm trí trong sáng và tĩnh lặng. Một số thiền sư đã thể hiện quan điểm về tĩnh tâm trong “trà đạo”, đây được coi là trạng thái cao nhất của tĩnh lặng, tâm bất biến giữa sự biến đổi vạn vật trong cuộc sống. Trà đạo cũng là một phương tiện để đo đạc độ tĩnh lặng của tâm. Khi tâm tĩnh lặng, việc thưởng trà cũng trở nên ngon lành hơn. Việc uống trà kết hợp với thưởng thức nghệ thuật trà mang đến niềm vui tuyệt vời.
LỄ NGHĨA TRONG VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ
“Tửu mãn kính nhân, trà mãn khi nhân”
(Uống rượu rót đầy thì kính khách, uống trà rót đầy thì khinh khách)
Rượu thường lạnh, khi đưa sang cho khách sẽ không gây bỏng. Nhưng trà thì lại hoàn toàn khác vì trà mời khách luôn là trà nóng. Nếu ly trà rót đầy thì khi khách cầm vào sẽ rất nóng tay, dễ gây bỏng. Có khi vì bỏng mà tuột tay khiến ly trà rơi xuống đất vỡ tan tành, khiến khách khó xử.
“Tiên tôn hậu ti, tiên lão hậu thiếu”
(Mời bề trên trước mời bề dưới sau, mời kẻ lớn trước, mời kẻ nhỏ sau)
Lần châm trà đầu tiên phải theo thứ tự từ lớn đến nhỏ để châm. Đối phương khi được người khác châm trà phải hồi kính, nếu người thưởng trà là bề trên thì họ sẽ dùng ngón trỏ gõ nhẹ xuống bàn biểu thị cảm ơn. Nếu là người cùng thứ bậc hoặc nhỏ hơn sẽ dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ nhẹ 2 lần xuống bàn biểu thị cảm ơn. Lúc kính trà trừ việc phân thứ bậc, tuân theo từng bước, phải kính khách trước rồi đến người nhà.
“Cường binh áp chủ, hưởng bối sát bàn”
(Khách lấn áp chủ, kéo lê tách trà trên khay)
Khách bưng ly thưởng trà không được tùy tiện kéo lê ly trà trên khay trà. Thưởng xong trà thì phải đặt ly nhẹ nhàng, không phát ra tiếng, nếu không sẽ bị xem là “cường binh áp chủ” hoặc “có ý khiêu khích”.Khách khi uống trà không được cau mày, vì cau mày sẽ bị xem là hành động cảnh báo dành cho gia chủ. Nếu gia chủ phát hiện khách cau mày, sẽ cho rằng khách đang chê trà không ngon, không hợp vị.
“Đầu xung tước tích, nhị xung trà diệp”
(Nước trà lần đầu nên bỏ đi, nước trà lần hai mới có thể mời khách)
Nước lần pha đầu có nhiều tạp chất, nếu để khách uống sẽ bị xem là hiếp đáp người ta. “Tân khách hoán trà” khi mọi người đang thưởng trà thì có khách mới đến, gia chủ phải nghênh đón, lập tức đổi trà, nếu không sẽ bị xem là tiếp khách không chu đáo.
“Ám hạ trục khách lệnh”
(Ám hiệu muốn đuổi khách đi)
Người Trung Hoa vốn nhiệt tình hiếu khách, mỗi lần thưởng trà đều dùng trà đậm mời khách. Nhưng có lúc vì quan hệ công việc cá nhân mà nếu tiếp khách tán gẫu quá lâu sẽ dẫn đến chậm trễ hoặc gia chủ sẽ cố ý nói chuyện không ăn khớp với khách, ám hiệu “tiễn khách” đi. Khách đến thăm vào ban đêm ảnh hưởng đến gia chủ, gia chủ cố ý không đổi nước trà mới, khách sẽ cảm nhận được “ám hạ trục khách lệnh” của gia chủ, họ sẽ đứng dậy cáo từ, nếu không sẽ chọc giận gia chủ.
Có thể nói, thưởng trà đã trở thành thú vui tao nhã, một nét văn hóa thiêng liêng gắn với đời sống và tâm linh người Trung Quốc. Nhấp tách trà tinh túy, con người sảng khoái, giao hòa với thiên nhiên và đất trời, cảm nhận vị ngọt hậu đọng mãi như một triết lí nhân sinh “khổ tận, cam lai”.
Bạch Liên Tổng Hợp